Tư vấn, thiết kế 3D

Hoàn toàn miễn phí

0967021077

Hotline hỗ trợ

Vận chuyển, lắp đặt

Mọi nơi, 24/7

FIFO là gì? FIFO phù hợp cho ngành hàng nào?

Trong quản lý hàng hóa, việc lựa chọn phương pháp xuất nhập kho phù hợp là yếu tố then chốt để tối ưu hóa chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong đó, hai phương pháp phổ biến nhất được các doanh nghiệp sử dụng là FIFO và LIFO. Mỗi phương pháp đều có những đặc điểm và ứng dụng riêng, ảnh hưởng trực tiếp chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Và trong bài viết ngày hôm nay, One Tech sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về FIFO là gì? FIFO được ứng dụng cho ngành hàng nào? Những ưu nhược điểm của FIFO. Chi tiết xem ngay!

FIFO là gì?
FIFO là gì?

Tìm hiểu chi tiết FIFO là gì?

FIFO (First in First Out) được dịch ra với nghĩa đơn giản là “vào trước ra trước”.

Trong thực tế FIFO là phương pháp xuất nhập hàng hóa theo nguyên tắc “Nhập trước xuất trước” trong hệ thống các kho hàng. Những kho áp dụng phương pháp này bắt buộc phải hoạt động như sau: Những thùng hàng, lô hàng được đưa vào nhập kho sớm nhất cũng sẽ là những thùng, lô hàng xuất ra đầu tiên. Tuân thủ theo phương pháp nhất định sẽ đảm bảo quy trình vận hành, tăng năng suất và tiết kiệm công sức hơn.

FIFO tuân theo nguyên tắc nhập trước xuất trước
FIFO tuân theo nguyên tắc nhập trước xuất trước

Các ngành hàng phù hợp để ứng dụng của FIFO

Với cách hoạt động “nhập trước xuất trước” của phương pháp FIFO, nó sẽ phù hợp với đa số các ngành hàng, đặc biệt là những ngành hàng có hạn sử dụng nhất định như:

  • Kho hàng thực phẩm, đồ ăn nhanh: Đây là những hàng hóa có thời hạn sử dụng ngắn, vì thế áp dụng phương pháp xuất nhập FIFO sẽ tránh được việc lãng quên khiến hàng hóa hết hạn, hư hỏng.
  • Kho hàng mỹ phẩm: Với ngành công nghiệp mỹ phẩm, ngoài những lô hàng sản xuất sẵn thì sẽ có hàng sản xuất theo đơn đặt hàng. Vì thế thời gian lưu kho ngắn sẽ đặc biệt phù hợp với hình thức FIFO.
  • Kho hàng điện tử: Các sản phẩm công nghệ thường có chu kỳ vòng đời ngắn và dễ bị lỗi thời, do đó việc áp dụng FIFO sẽ giúp doanh nghiệp bán được hàng hóa trước khi có mẫu mới ra mắt.
  • Kho hàng thời trang: Cũng như hàng công nghiệp, ngành hàng thời trang thay đổi xu hướng thường xuyên để đáp ứng nhu cầu thị trường. Điều này cũng đòi hỏi các chủ kho, nhà máy sản xuất thúc đẩy việc xuất nhập hàng thường xuyên hơn.
FIFO phù hợp với loại hàng hóa có thời hạn nhất định
FIFO phù hợp với loại hàng hóa có thời hạn nhất định

Xem thêm bài viết: Cách quản lý hàng tôn kho hiệu quả

Đánh giá ưu nhược điểm của phương pháp FIFO

Ưu điểm của phương pháp FIFO

Khi đã hiểu rõ về FIFO là gì, One Tech sẽ tiếp tục giúp bạn hiểu hơn về những ưu điểm của phương pháp này trong việc sắp xếp và quản lý hàng hóa. Cụ thể là:

  • Hạn chế tình trạng tồn kho: FIFO giúp duy trì mức tồn kho hợp lý, hàng hóa xuất nhập liên tục nên giúp hạn chế tình trạng hàng tồn kho lâu ngày, từ đó giảm thiểu chi phí lưu trữ và bảo quản.
  • Tránh rủi ro giảm chất lượng sản phẩm: Phương pháp FIFO đảm bảo rằng các sản phẩm cũ nhất (nhập vào kho trước) sẽ được xuất kho trước, giúp ngăn ngừa tình trạng hàng hóa bị hư hỏng, quá hạn sử dụng hoặc lỗi thời. Điều này đặc biệt quan trọng với các sản phẩm dễ hư hỏng như thực phẩm, dược phẩm.
  • Dễ ứng dụng cho kho cỡ vừa và nhỏ: Với những kho hàng cỡ vừa và nhỏ, hàng hóa ra vào đều đặn thì áp dụng FIFO sẽ rất dễ dàng, không phải bỏ nhiều công sức trong việc quản lý.
Phương pháp FIFO giúp hạn chế tình trạng tồn kho
Phương pháp FIFO giúp hạn chế tình trạng tồn kho

Nhược điểm của phương pháp FIFO

Nhược điểm lớn nhất khi áp dụng phương pháp FIFO trong việc quản lý kho hàng đó chính là tốn nhiều thời gian cho việc sắp xếp lại vị trí hàng hóa. Với những kho hàng công nghiệp, hàng hóa có kích thước lớn thì việc tái bố trí sau mỗi lần xuất nhập hàng sẽ cần nhiều thời gian, nhân sức. Cũng vì thế mà làm tăng chi phí quản lý kho hàng.

Tuy nhiên, nhược điểm này có thể dễ dàng khắc phục khi kho hàng ứng dụng các mẫu kệ kho chuyên dành cho FIFO như kệ con lăn, kệ kho hàng Double Deep.

So sánh 2 phương pháp xuất nhập phổ biến FIFO và LIFO

Dưới đây là bảng so sánh chi tiết giữa 2 phương pháp xuất nhập hàng hóa phổ biến nhất là FIFO và LIFO nhằm giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về từng phương pháp trong các ngành công nghiệp khác nhau.

So sánh FIFO và LIFO
So sánh FIFO và LIFO

Bảng so sánh phương pháp FIFO và LIFO:

Phương pháp FIFO Phương pháp LIFO
Cách xuất nhập Nhập trước xuất trước Nhập sau xuất trước
Tình trạng tồn kho Ít tồn kho Dễ tồn kho nhiều
Ngành nghề Những ngành nghề có sản phẩm hạn sử dụng ngắn: Hàng thực phẩm, mỹ phẩm, điện tử, thời trang Những ngành nghề có sản phẩm hạn sử dụng dài: Ngành hóa chất, ngành công nghiệp nặng, ngành nội thất, ngành gia dụng
Kệ để hàng Kệ Selective, Kệ double deep, kệ Con lăn Kệ Selective, Kệ double deep, kệ Push back, Kệ Drive In
Chiến lược kinh doanh Duy trì chất lượng sản phẩm cao và quản lý hàng tồn kho hiệu quả Doanh nghiệp muốn tối ưu hóa chi phí thuế trong điều kiện lạm phát.

Trong bài viết, One Tech đã giúp bạn hiểu rõ hơn về “FIFO là gì” và những thông tin liên quan đến phương pháp này. Bạn có thể thấy đây chính là một nguyên tắc quản lý kho hàng lý tưởng cho các ngành hàng có hàng hóa ngắn hạn, vừa giúp tối ưu chi phí lưu kho mà đảm bảo giảm thiểu hàng tồn một cách tốt nhất. Vậy nếu bạn có kế hoạch áp dụng FIFO và cần đến các mẫu kệ kho hàng hỗ trợ thì đừng quên One Tech nhé! Chi tiết liên hệ 0967021077.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *