Bán tạp hóa nhỏ tại nhà là mô hình kinh doanh vốn ít lời nhiều đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm và lựa chọn. Xu hướng buôn bán này tận dụng được lợi thế sẵn có như: mặt bằng, nhân lực, 1 số trang thiết bị…nên có nhiều tiềm năng để mang lại nguồn doanh thu khổng lồ. Trong bài viết này One Tech Việt Nam sẽ hướng dẫn bạn kinh nghiệm bán hàng hiệu quả.
Nội dung bài viết
Tiềm năng bán tạp hóa nhỏ tại nhà
Nhu cầu tiêu dùng ổn định và khách hàng tiềm năng
Cửa hàng tạp hóa cung cấp các sản phẩm thiết yếu, phục vụ nhu cầu hằng ngày của người dân, đặc biệt ở các khu vực nông thôn và ngoại thành. Thói quen mua sắm tại cửa hàng gần nhà giúp cửa hàng tạp hóa thu hút lượng khách hàng ổn định mà không cần đầu tư nhiều vào quảng cáo.
Chi phí đầu tư thấp và thu hồi vốn nhanh
Với việc tận dụng mặt bằng nhà ở, vốn đầu tư cho bán tạp hóa nhỏ tại nhà không quá cao, dễ xoay vòng và phù hợp với nhiều người mới bắt đầu kinh doanh.
Cơ hội phát triển đa kênh và mở rộng sản phẩm linh hoạt
Ngoài bán trực tiếp, chủ cửa hàng có thể mở rộng kinh doanh online để tiếp cận nhiều khách hàng hơn, kết hợp với dịch vụ giao hàng nhanh. Đồng thời, các sản phẩm tạp hóa đa dạng, dễ dàng bổ sung hoặc thay đổi linh hoạt theo nhu cầu khách hàng, giúp tăng sức cạnh tranh.
Bán tạp hóa nhỏ tại nhà cần bao nhiêu vốn?
Chi phí nhập hàng tạp hóa ban đầu
Chi phí nhập hàng là khoản đầu tư quan trọng nhất khi mở cửa hàng tạp hóa. Thông thường, bạn cần chi từ 50 – 100 triệu đồng để mua các loại hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của khách hàng. Các mặt hàng nên tập trung gồm thực phẩm , hóa mỹ phẩm, đồ gia dụng và các mặt hàng tiêu dùng khác như đồ dùng cá nhân, nước giải khát. Để tiết kiệm chi phí ban đầu và hạn chế tồn kho, bạn có thể nhập số lượng vừa phải mỗi loại hàng.
Chi phí trang thiết bị cho cửa hàng tạp hóa
Trang thiết bị và nội thất cho cửa hàng tạp hóa giúp sắp xếp hàng hóa gọn gàng, tạo không gian mua sắm tiện lợi cho khách hàng. Đầu tiên, bạn cần đầu tư kệ trưng bày với chi phí từ 15 – 30 triệu đồng cho các loại kệ đứng hoặc kệ nhỏ để bày hàng hóa và quầy thu ngân. Ngoài ra, một camera giám sát có giá khoảng 1 – 2 triệu đồng là cần thiết để đảm bảo an ninh, đặc biệt khi bạn không thể giám sát cửa hàng liên tục. Để chuyên nghiệp hơn, bạn có thể cân nhắc đầu tư vào các thiết bị bán hàng như máy tính tiền, két tiền hoặc thậm chí là màn hình hiển thị thanh toán. Những thiết bị này có chi phí khoảng 10 – 15 triệu đồng, giúp tối ưu hóa quá trình bán hàng và tránh sai sót trong việc tính toán. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng với giá thuê khoảng 180.000 đồng/tháng cũng là một cách để kiểm soát lượng hàng nhập – xuất hiệu quả, giảm thiểu thất thoát và giúp việc kinh doanh thuận lợi hơn.
Chi phí phát sinh cửa hàng tạp hóa
Khi vận hành cửa hàng tạp hóa tại nhà, sẽ có một số chi phí phát sinh hàng tháng mà bạn cần dự phòng trước. Các chi phí điện nước, bảo trì thiết bị và thay thế vật dụng là khoản chi cố định, có thể nằm trong khoảng 1 – 2 triệu đồng mỗi tháng. Chi phí điện nước bao gồm điện cho đèn, tủ lạnh (nếu có), máy tính hoặc quạt, tùy thuộc vào quy mô cửa hàng và số lượng thiết bị sử dụng. Bên cạnh đó, bạn cần chuẩn bị các vật tư phục vụ cho việc bán hàng như túi đựng sản phẩm, hóa đơn bán lẻ, giấy gói hàng hóa, hộp carton cho một số mặt hàng cần đóng gói.
Xem thêm bài viết: Các mặt hàng tạp hóa bán chạy nhất
Nguồn hàng để bán tạp hóa nhỏ tại nhà
Lấy hàng từ các nhà phân phối chính hãng
Nhập hàng từ các nhà phân phối hoặc đại lý chính thức của các thương hiệu lớn chuyên cung cấp hàng tiêu dùng như Unilever, P&G, Nestlé, Vinamilk, Masan…Việc này giúp đảm bảo chất lượng hàng hóa và giá cả ổn định.
Ưu điểm: Giá nhập sỉ ưu đãi, chất lượng sản phẩm đảm bảo và có nguồn gốc rõ ràng. Thường có chương trình khuyến mãi và hỗ trợ trưng bày từ nhà sản xuất.
Lấy hàng từ các chợ đầu mối
Các chợ đầu mối lớn như chợ Bình Tây, chợ Tân Bình (TP.HCM), chợ Đồng Xuân (Hà Nội) có bán nhiều loại hàng tạp hóa với giá sỉ, phù hợp cho các cửa hàng. Sản phẩm tạp hóa đa dạng, nhiều mẫu mã, giá cả. Bạn có thể chọn lọc các sản phẩm phổ biến theo nhu cầu của khu vực mình để nhập hàng.
Ưu điểm: Giá thành thường rẻ hơn so với nhập từ nhà phân phối và không yêu cầu số lượng nhập quá lớn. Sản phẩm phong phú, đa dạng thương hiệu, giúp bạn dễ dàng điều chỉnh danh mục hàng hóa.
Nhập hàng từ các đại lý bán sỉ hoặc siêu thị bán buôn
Nhiều đại lý bán sỉ lớn hoặc siêu thị bán buôn như Metro (MM Mega Market), Big C đều có các chương trình bán hàng với giá sỉ dành cho các cửa hàng nhỏ lẻ. Bạn có thể nhập các mặt hàng phổ thông từ đây với mức giá ưu đãi, phù hợp cho mô hình tạp hóa tại nhà.
Ưu điểm: Hàng hóa phong phú, có nguồn gốc và hóa đơn rõ ràng. Dễ dàng kiểm tra hạn sử dụng và chất lượng sản phẩm trước khi mua. Các siêu thị lớn còn có chính sách hỗ trợ đổi trả hàng.
Đặt hàng giá rẻ trên các sàn thương mại điện tử
Các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki cung cấp nhiều mặt hàng tạp hóa giá sỉ, đặc biệt là từ các nhà cung cấp trực tiếp hoặc các đại lý phân phối online. Bạn có thể tìm các sản phẩm mới hoặc sản phẩm bán chạy với giá thành phải chăng, phù hợp để bán lẻ.
Ưu điểm: Dễ dàng so sánh giá và tìm kiếm nhiều mặt hàng phong phú. Có thể đặt hàng theo nhu cầu mà không cần mua với số lượng lớn.
Kinh nghiệm bán tạp hóa tại nhà cho người mới đầu tư
Chọn hàng hóa phù hợp với nhu cầu địa phương
Trước khi nhập hàng, hãy tìm hiểu nhu cầu tiêu dùng của khách hàng quanh khu vực. Quan sát các cửa hàng lân cận để biết sản phẩm nào bán chạy và lựa chọn nguồn hàng, thương hiệu phù hợp với nhu cầu thực tế, giúp bạn giảm thiểu tình trạng hàng tồn kho và thu hút khách hàng tốt hơn.
Quản lý hàng tồn kho chặt chẽ
Việc quản lý hàng tồn kho khoa học giúp bạn giảm thiểu thất thoát và duy trì dòng tiền ổn định. Sắp xếp hàng hóa theo từng nhóm sản phẩm, ưu tiên các sản phẩm dễ hết hạn ở vị trí dễ thấy. Kiểm tra hạn sử dụng định kỳ để tránh hư hỏng và lãng phí.
Bố trí hàng hóa khoa học, ngăn nắp
Một cửa hàng sạch sẽ, gọn gàng giúp khách hàng dễ tìm kiếm sản phẩm và tạo trải nghiệm mua sắm tích cực. Bạn nên chia khu vực cho từng loại sản phẩm và đặt các mặt hàng thiết yếu, bán chạy ở nơi dễ thấy, gần lối ra vào. Tận dụng quầy thanh toán để bày các sản phẩm nhỏ gọn như kẹo cao su, bánh kẹo lẻ, nước uống nhỏ giúp tăng thêm doanh thu.
Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ khách hàng
Dịch vụ thân thiện và thái độ phục vụ chu đáo là yếu tố quan trọng giúp bạn giữ chân khách hàng, đặc biệt trong khu dân cư. Hãy chào hỏi, tư vấn nhiệt tình và ghi nhận ý kiến phản hồi từ khách để cải thiện chất lượng dịch vụ. Các ưu đãi nhỏ dành cho khách quen, chẳng hạn như giảm giá hoặc phiếu mua hàng, sẽ giúp bạn xây dựng mối quan hệ lâu dài và tạo sự gắn kết với khách hàng thân thiết.
Như vậy chỉ với số vốn đầu tư từ 30 – 50 triệu chủ đầu tư đã có thể bán tạp hóa nhỏ tại nhà. Tùy vào vị trí, số vốn và kế hoạch kinh doanh mà mỗi chủ đầu tư có thể chọn lựa một mô hình phù hợp. Nếu cần tư vấn mở cửa hàng tạp hóa và hỗ trợ setup trọn gói cửa hàng, siêu thị mini, tạp hóa hãy liên hệ đến One Tech Việt Nam qua Hotline: 0967021077.