Đặt tên shop là bước đầu tiên trong quá trình xây dựng thương hiệu và thu hút khách hàng. Một cái tên độc đáo, dễ nhớ và phù hợp với sản phẩm/dịch vụ có thể tạo ấn tượng mạnh mẽ, giúp khách hàng dễ dàng nhận diện và nhớ đến cửa hàng của bạn. Tuy nhiên, việc chọn tên shop không phải lúc nào cũng dễ dàng. Để giúp bạn vượt qua thử thách này, One Tech Việt Nam đã tổng hợp 10 cách đặt tên shop hiệu quả nhất, giúp bạn tạo ra một thương hiệu ấn tượng và thu hút ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Nội dung bài viết
- 1 Kinh nghiệm đặt tên shop, tên cửa hàng kinh doanh
- 2 10 Cách đặt tên shop thu hút và độc đáo nhất
- 2.1 Đặt tên shop theo loại sản phẩm hoặc dịch vụ chính
- 2.2 Đặt tên shop theo phong cách hoặc chủ đề
- 2.3 Tên cửa hàng theo chất lượng hoặc đặc tính sản phẩm
- 2.4 Cách đặt tên cửa hàng theo vị trí hoặc địa điểm
- 2.5 Đặt tên shop theo khách hàng mục tiêu
- 2.6 Đặt tên shop kinh doanh theo phong thủy và mệnh
- 2.7 Đặt tên shop theo kiểu độc, lạ gây ấn tượng
- 2.8 Cách đặt tên shop theo quy mô kinh doanh
- 2.9 Đặt tên cửa hàng bằng tên nước ngoài
- 2.10 Đặt tên shop theo tên động vật, thú cưng
Kinh nghiệm đặt tên shop, tên cửa hàng kinh doanh
Đặt tên shop là một bước quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu và thu hút khách hàng. Dưới đây là một số kinh nghiệm giúp bạn chọn được tên shop hay và ấn tượng:
- Ngắn gọn và dễ nhớ: Tên shop nên ngắn gọn, dễ đọc và dễ nhớ để khách hàng dễ dàng tìm kiếm và ghi nhớ.
- Phản ánh sản phẩm: Tên shop nên phản ánh sản phẩm hoặc dịch vụ bạn cung cấp giúp khách hàng phân biệt và đưa ra quyết định nhanh chóng.
- Độc đáo và khác biệt: Tránh sử dụng các tên quá phổ biến bởi không tạo sự khác biệt. Bạn có thể kết hợp các từ ngữ độc đáo hoặc sáng tạo từ mới.
- Thân thiện với các công cụ tìm kiếm: Chọn tên dễ tìm kiếm trên mạng, hỗ trợ cho việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Góp phần tăng thêm khách hàng cho shop thông qua các trang tìm kiếm.
- Thể hiện giá trị cốt lõi: Tên shop nên thể hiện được giá trị cốt lõi hoặc phong cách của thương hiệu.
- Kiểm tra tính khả dụng: Đảm bảo tên shop chưa được đăng ký bởi người khác và có sẵn tên miền website nếu bạn có kế hoạch kinh doanh online.
10 Cách đặt tên shop thu hút và độc đáo nhất
Đặt tên shop theo loại sản phẩm hoặc dịch vụ chính
Việc đặt tên shop theo loại sản phẩm hoặc dịch vụ chính là một phương pháp hiệu quả để nhanh chóng truyền tải đến khách hàng những gì bạn cung cấp. Cách đặt tên này giúp khách hàng dễ dàng nhận diện và ghi nhớ shop của bạn khi có nhu cầu, đồng thời tạo sự liên kết mạnh mẽ giữa tên shop và sản phẩm hay dịch vụ mà bạn kinh doanh.
Ví dụ: Các cửa hàng thời trang thường đặt tên shop có chữ Boutique hay Clothes như Lyly Boutique, Anna Boutique, Huyền Clothes, Ngọc Clothes,… Còn các quán ăn đặt tên theo loại sản phẩm, dịch vụ chính như Phở Thìn, Cơm Tấm Ngọc Trang, Chè Thái Ngọc Mai,….
Đặt tên shop theo phong cách hoặc chủ đề
Đặt tên shop theo phong cách hoặc chủ đề sẽ để lại ấn tượng mạnh mẽ và thu hút khách hàng mục tiêu. Phương pháp này giúp tên shop của bạn phản ánh rõ ràng phong cách hoặc chủ đề mà bạn muốn hướng đến, tạo nên một dấu ấn đặc biệt, chuyên sâu để khách hàng nhận diện.
Cách đặt tên shop này không chỉ giúp khách hàng dễ dàng hiểu được phong cách của shop mà còn tạo nên một câu chuyện thương hiệu hấp dẫn. Một tên shop được chọn kỹ lưỡng theo phong cách hoặc chủ đề không chỉ phản ánh sản phẩm và dịch vụ mà còn tạo ra một cảm giác đồng điệu và kết nối với khách hàng, từ đó nâng cao trải nghiệm mua sắm và sự trung thành với thương hiệu.
Tên cửa hàng “Vintage Boutique” có ý nghĩa là cửa hàng thời trang chuyên về phong cách cổ điển
Ví dụ: Cửa hàng thời trang phong cách cổ điển thường đặt tên là X Vintage, Y Retro hay các thương hiệu đặt theo chủ đề truyền thống như Nét Việt, Hồn Quê,…
Tên cửa hàng theo chất lượng hoặc đặc tính sản phẩm
Đặt tên shop theo chất lượng hoặc đặc tính sản phẩm là một chiến lược thông minh để ngay lập tức truyền tải thông điệp về giá trị mà bạn cung cấp. Phương pháp này giúp khách hàng hiểu rõ hơn về những gì họ có thể mong đợi từ sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, đồng thời tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ về thương hiệu.
Thông thường những shop đặt tên theo chất lượng hoặc đặc tính sản phẩm thì hàng hóa của shop đó thường có sự khác biệt, là mặt hàng cao cấp. Như vậy sẽ nhanh chóng tìm được những khách hàng mục tiêu. Đồng thời tên gọi đó như một lời hứa hẹn về giá trị mà khách hàng sẽ nhận được.
Ví dụ: Nam Anh Luxury, Luxury Resort, Thời trang cao cấp hoặc Túi da handmade, Gia dụng 10K, Hoa quả nhập khẩu,…
Cách đặt tên cửa hàng theo vị trí hoặc địa điểm
Một cái tên dựa trên vị trí mang đến nhiều ưu điểm. Đầu tiên là khách hàng dễ tìm kiếm được vị trí của bạn khi nghe đến tên shop. Thứ hai là có thể khai thác sự uy tín và danh tiếng của khu vực đó, tạo lòng tin cho khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Thứ 3, tên shop này cũng có thể hỗ trợ chiến lược tiếp thị địa phương, thu hút khách hàng trong khu vực và tạo nên một cộng đồng khách hàng trung thành.
Ví dụ: Phong cách Sài Gòn, Phong cách Hà Nội, Phân lân Sông Thao, Bún Chả 68, Tiện sách Phố Cổ, Bia Phố Cổ, Phụ kiện 123,…
Đặt tên shop theo khách hàng mục tiêu
Đặt tên shop theo khách hàng mục tiêu là một ý tưởng thông minh, nó không chỉ giúp mọi người hiểu rõ về cửa hàng dù chưa biết đến mà còn giúp phân chia tệp khách hàng một cách hiệu quả.
Thông thường các shop đặt tên theo khách hàng mục tiêu sẽ chia trên độ tuổi hoặc giới tính như trẻ em, nam, nữ, trung niên,…. Cách đặt tên này được nhiều cửa hàng thời trang áo dụng bởi các mặt hàng thời trang phân loại theo khách hàng mục tiêu dễ hơn các mặt hàng khác.
Ví dụ: Các shop dành cho trẻ em thường đặt tên như Đồ chơi trẻ em, Thời trang trẻ em, Thời trang sơ sinh, Shop mẹ và bé, Cửa hàng thời trang nữ, Cửa hàng thời trang nam, Giày Quý Ông, Shop Trung Niên,….
Đặt tên shop kinh doanh theo phong thủy và mệnh
Đặt tên shop theo phong thủy là một chiến lược mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn để mang lại may mắn, thịnh vượng và thu hút khách hàng. Phong thủy, với nguồn gốc từ văn hóa Á Đông, chú trọng đến sự hài hòa của các yếu tố thiên nhiên và con người, từ đó tác động tích cực đến công việc kinh doanh.
Tên shop được đặt theo phong thủy thường được chọn dựa trên các yếu tố như ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) và âm dương. Một tên shop hợp phong thủy sẽ giúp cân bằng các yếu tố này, từ đó tạo nên một môi trường kinh doanh thuận lợi và hài hòa.
Ví dụ: Kim Phát – Cho mệnh Kim, mang ý nghĩa về sự phát triển và thịnh vượng; Mộc An – Cho mệnh Mộc, gợi lên sự an lành và phát triển bền vững; Thủy Nguyên – Cho mệnh Thủy, phù hợp với các shop kinh doanh thủy sản, đồ uống; Hỏa Long, Cho mệnh Hỏa, phù hợp với các shop kinh doanh ẩm thực, nhà hàng. Hay một số tên khách như Phúc An, Vượng Tài, Lộc Phát, Hưng Thịnh,….
Xem thêm bài viết: Vốn 5 triệu thì kinh doanh gì?
Đặt tên shop theo kiểu độc, lạ gây ấn tượng
Tên cửa hàng độc, lạ thường gây ấn tượng mạnh mẽ ngay từ lần đầu tiên khách hàng nghe hoặc nhìn thấy. Sự khác biệt và sáng tạo trong tên gọi giúp shop dễ dàng ghi nhớ và nhận diện hơn so với các tên shop thông thường.
Đồng thời, những các tên độc, lạ thường phản ánh cá tính và phong cách riêng của chủ shop hoặc thương hiệu. Đây là cách hiệu quả để truyền tải thông điệp và giá trị của shop tới khách hàng, từ đó tạo nên một hình ảnh thương hiệu rõ ràng và độc đáo.
Ví dụ: Cửa hàng thời trang Méo, Quán cafe Gu, Miều, Mít, Shop giá cao, Mỹ phẩm cho người nghèo,…
Cách đặt tên shop theo quy mô kinh doanh
Đặt tên shop dựa trên quy mô để khách hàng hiểu rõ hơn về shop. Đặc biệt với những cửa hàng có quy mô lớn đây giống như một cách “flex” giúp khách hàng thêm phần tin tưởng và chiếm được ưu thế khi cạnh tranh với các cửa hàng khác cùng khu vực, cùng ngành hàng.
- Với cửa hàng quy mô nhỏ, như các cửa hàng gia đình hay cá nhân, tên gọi thường mang tính thân thiện và gần gũi. Ví dụ:Tiệm Tạp Hóa Cô Ba, Quán Ăn Chị Tám
- Đối với cửa hàng quy mô vừa, tên gọi cần thể hiện sự chuyên nghiệp và uy tín hơn nhưng vẫn đảm bảo sự thân quen. Ví dụ: Minimart Gia Đình, Siêu Thị Mini ABC
- Đối với các chuỗi cửa hàng lớn hoặc siêu thị, tên gọi cần thể hiện sự uy tín và quy mô nhất. Ví dụ: Thế giới Skinfood, Siêu thị điện máy
Đặt tên cửa hàng bằng tên nước ngoài
Đặt tên cửa hàng bằng tên nước ngoài là một xu hướng phổ biến nhằm tạo sự mới mẻ, thu hút và dễ nhớ đối với khách hàng. Cách đặt tên này thường được áp dụng để nhấn mạnh tính quốc tế, phong cách hiện đại hoặc mang lại cảm giác sang trọng. Không những thế, các tên shop bằng tên nước ngoài cũng sẽ giúp khách hàng nước ngoài dễ tìm kiếm hơn, từ đó tăng thêm một lượng khách hàng đáng kể.
Tên cửa hàng bằng tiếng nước ngoài có thể là tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nhật, tiếng Hàn,…
Ví dụ: Tên shop tiếng anh: Adam Store, ManGo, 4Teen Shop, Twenty Five Fashion, I’m a girl. Tên shop tiếng Pháp: E-Royal Mart, L’Épicerie Verte, Un-Deux-Shop,…
Đặt tên shop theo tên động vật, thú cưng
Đặt tên shop theo tên động vật, thú cưng là một ý tưởng sáng tạo và thú vị, tạo nên sự gần gũi và thân thiện. Đây là cách đặt tên không chỉ dễ nhớ mà còn mang lại cảm giác thân thiện, dễ thương, đặc biệt phù hợp với những cửa hàng liên quan đến sản phẩm dành cho thú cưng hoặc những ngành hàng mà tính cách đáng yêu và gần gũi là yếu tố quan trọng.
Ví dụ: Bông Pet Shop, Milu Store, Poodle Boutique, Miu Miu Shop, Gâu Gâu Shop, Thỏ xanh store, Cửa hàng Mèo Đen, Shop Vẹt Xanh,….
Tên shop không chỉ là một phần của thương hiệu mà còn là công cụ quan trọng giúp bạn thu hút và giữ chân khách hàng. Với 10 cách đặt tên shop mà One Tech Việt Nam đã chia sẻ, hy vọng bạn sẽ tìm được nguồn cảm hứng để tạo ra một cái tên độc đáo, dễ nhớ và phù hợp với cửa hàng của mình. Nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm các mẫu kệ trưng bày hàng hóa giá tốt, đừng quên liên hệ đến số hotline 0967021077 của One Tech Việt Nam. Chúc bạn thành công trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu của mình!